Bánh tét lá cẩm Cần Thơ là một trong những đặc sản ẩm thực khiến cho biết bao du khách nhớ nhung. Theo chân TuyhoaFoods ghé về mảnh đất gạo trắng nước trong Cần Thơ tìm hiểu về đặc sản bánh tét lá cẩm không chỉ đẹp mắt mà còn dẻo thơm, đậm vị.
Nguồn gốc bánh tét lá cẩm
- Bánh tét lá cẩm được xem như một biến thể của bánh chưng kết hợp với loại lá quen thuộc của miền Tây tạo nên một đặc sản hấp dẫn khiến bao người phải mê mẩn.
- Bánh tét lá cẩm có nguồn gốc hàng chục năm dưới bàn tay khéo léo của những người nông dân và trở thành một nét văn hóa không thể thiếu vào những dịp lễ, tết.
- Bánh tét lá cẩm Cần Thơ nổi tiếng ngon, vị lạ, màu sắc đẹp mắt mà không thể nhầm lẫn được với bất cứ loại bánh tét ở vùng miền nào khác.
- Màu tím của những đòn bánh tét lá cẩm Cần Thơ không chỉ khiến cho người ta cảm thấy thích thú mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Chọn lựa nguyên liệu
- Để cho ra thành quả là một mẻ bánh tét lá cẩm Cần Thơ ngon thì người thợ cần phải tỉ mỉ trong từng công đoạn từ khâu chọn lựa nguyên liệu cho đến gói bánh, làm bánh.
- Vỏ bánh phải được làm từ loại gạo nếp ngon loại 1, không lẫn gạo tẻ thì mới đạt độ dẻo, thơm và béo như mong muốn.
- Lá cẩm phải chọn lá tươi, bản to, không quá non để cho ra phần màu sắc đẹp nhất.
- Lá chuối gói bánh cũng phải đảm bảo không quá non hoặc quá già để trong quá trình gói đòn bánh được ngay ngắn, vuông vức và đẹp mắt.
- Bánh tét lá cẩm Cần Thơ tùy vào khẩu vị mà người chế biến có thể chọn lựa nhân chay hoặc nhân mặn. Đối với nhân chay, đậu xanh phải tròn hạt, mẩy và không bị sâu. Trứng muối thường được chọn từ Đồng Tháp hoặc các tỉnh miền Tây để đảm bảo trứng to, không bị tanh mà vẫn béo bùi.
Để làm được nếp ngon
Ngâm nếp ít nhất 6 tiếng sau đó vo lại nhiều lần với nước, để ráo. Đun sôi nước sau đó cho phần lá cẩm vào nấu khoảng 3-5 phút cho đến khi ra màu. Trộn đều phần nếp với lá cẩm, để ít nhất 1 tiếng.
Cho phần nếp vào xào chung với nước cốt dừa, muối, đường khoảng 1 tiếng để nếp được mềm, lên màu đẹp và vị béo ngậy của nước dừa hòa quyện trong từng hạt nếp.
Cách làm nhân bánh đậm đà, thơm ngon
- Tùy vào sở thích mà bạn có thể chuẩn bị phần nhân thích hợp: đậu xanh, chuối, thịt, trứng muối, tôm khô. Thịt cắt thành từng khúc độ dài vừa phải, ướp gia vị để cho thấm.
- Đậu xanh ngâm 6 tiếng cho mềm, ướp cùng một ít gia vị, xào sơ qua để đậu xanh được chín mềm.
- Trứng muối rửa lại với rượu để khử mùi tanh, cắt thành từng miếng vừa ăn. Chuối chọn phần chuối già, gọt vỏ, ướp đường.
- Để phần lá chuối khi gói được đẹp, không bị gãy thì trước khi gói cần phải phơi lá chuối khoảng 2-3 tiếng. Nếu vào những ngày thời tiết mưa rào thì nhiều người thợ lựa chọn nhúng phần lá chuối qua nước sôi sau đó lau sạc
Gói bánh
- Công đoạn gói bánh tét lá Cẩm là công đoạn yêu cầu người thợ phải tỉ mỉ và nhiều kinh nghiệm. Đôi bàn tay khéo léo ấy thoăn thoắt để tạo nên thành phẩm là những đòn bánh vuông vức, tròn đẹp.
- Thoa một lớp dầu lên lá chuối giúp bánh được bóng và không bị dính.
- Cho lần lượt phần nếp, nhân đậu xanh hoặc chuối hoặc thịt trứng muối vào.
- Cho thêm nếp và cố định sao cho phần nhân được ngay ngắn, chính giữa.
- Người thợ bánh khi buộc phải có đủ sự tinh tế để sợi dây chằng vừa đủ. Nếu buộc bánh quá lỏng khi nấu sẽ khiến bánh bị bung. Buộc bánh quá chặt lại khiến bánh không có độ dẻo. Từng đòn bánh đều tăm tắp, nhìn thôi đã thấy ngon mắt.
Công đoạn nấu bánh
Bánh được luộc khoảng 4-5 tiếng để bánh dẻo, không bị sượng. Cảm giác quây quần bên bếp lửa, nhìn nồi bánh tét lá cẩm Cần Thơ sôi ùng ục hẳn là một trong những kỉ niệm không thể quên đối với những người dân miền Tây.
Món ngon cùng bánh tét lá cẩm Cần Thơ
- Bánh tét lá cẩm Cần Thơ cắt ra chỉ thấy một màu tím đẹp mắt, mùi thơm của nếp mới hòa quyện cùng mùi đặc trưng của nước cốt dừa, phần nhân mềm, đẹp mắt kích thích vị giác.
- Bánh tét lá cẩm có thể ăn kèm với nhiều món ăn mà mòn nào cũng thơm ngon, hấp dẫn.
- Cắn một miếng bánh tét lá cẩm, cảm nhận vị dẻo thơm của nếp, mùi nước cốt dừa béo ngậy cùng vị thơm của chuối, bùi của đậu hay mềm tan của thịt heo ai cũng mê mẩn.
Bánh tét lá cẩm ăn kèm thịt kho trứng ngon mà không hề bị ngấy, bánh tét dẻo, mềm và ngọt hòa quyện với thịt kho đậm đà, trọn vị.
Một cách ăn phổ biến ngày tết là bánh tét là cẩm ăn kèm với củ kiệu muối chua hoặc dưa muối. Từng miếng dưa muối mặn ngọt, chua cay kết hợp với miếng bánh tét dẻo mịn, bù trừ hương vị cho nhau.
Những đòn bánh tét lá cẩm Cần Thơ dẻo thơm, đẹp mắt hương vị khó cưỡng hẳn sẽ khiến cho biết bao người nhớ nhung chỉ sau một lần nếm thử.