Ghé thăm Đồng Tháp, bên cạnh những cảnh đẹp thiên nhiên và các món ăn ngon, du khách còn được tìm hiểu và biết đến đặc sản bánh phồng tôm Sa Giang. Bánh phồng tôm Sa Giang có hương vị rất riêng, độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn. Cùng Tuy Hoà Foods khám phá những thông tin thú vị liên quan đến đặc sản trứ danh Đồng Tháp: bánh phồng tôm Sa Giang.


Nguồn gốc bánh phồng tôm Sa Giang
Một điều ít ai biết rằng thị trấn Sa Đéc từ lâu đã trở thành nơi sản xuất bánh phồng tôm lớn nhất cả nước và bánh phồng tôm Sa Giang là một thương hiệu nổi tiếng gia truyền. Với vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ sông Tiền, Sa Đéc được đất mẹ ưu ái ban tặng nguồn tôm dồi dào, chất lượng. Tôm chắc thịt, ngọt tự nhiên dưới bàn tay chế biến khéo léo của những người nông dân đã hình thành nên đặc sản bánh phồng tôm ai cũng mê mẩn.
Sở dĩ có cái tên bánh phồng tôm Sa Giang là do đặc trưng của bánh có nguyên liệu chính là tôm, khi chiên sẽ phồng lên gấp 2-3 lần. Sa Giang là tên gọi khác của dòng sông chảy qua thị trấn này nên rất nhiều những đặc sản của Sa Đéc đều gắn liền với địa danh này.


Bánh phồng tôm Sa Giang là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích. Đối với những du khách ghé thăm miền Tây, đặc biệt là mảnh đất Đồng Tháp, bánh phồng tôm được lựa chọn mua về làm quà cho gia đình, người thân.
Không chỉ được yêu thích trong nước, bánh phồng tôm Sa Giang còn là mặt hàng xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
Tìm hiểu quy trình chế biến bánh phồng tôm Sa Giang
Cách chế biến bánh phồng tôm
Nguyên liệu chính
- Tôm
- Bột khoai mì tinh chế
- Gia vị
- Bột nở
Tôm phải chọn loại tôm sông, thịt nhỏ nhưng chất lượng lại rất đảm bảo. Tôm được bỏ vỏ, trộn đều cùng tất cả các nguyên liệu và xay nhuyễn sau đó nhồi vào những chiếc túi vải hình ống dài, hấp chín nhiều giờ.


Quy trình chế biến
- Công đoạn tiếp theo trong quy trình làm bánh phồng tôm Sa Giang là cắt thành từng miếng mỏng, phơi khô.
- Một điều đặc biệt Tuy Hoà Foods muốn bật mí là toàn bộ quá trình chế biến bánh phồng tôm Sa Giang đều được làm thủ công từ lột vỏ tôm, hấp cho đến thái lát và phơi.
- Bánh phồng được cắt thành lát mỏng, đều nhau. Đây là công đoạn đòi hỏi sự chuyên nghiệp và khéo léo của người thợ vì nếu bánh quá mỏng chiên sẽ không phồng, quá dày lại cứng và khô.
- Bánh được phơi trên những tấm nia, mâm dưới nắng gay gắt khoảng 2-3 nắng là hoàn thành.


Thưởng thức đặc sản bánh phồng tôm Sa Giang
Cách chiên bánh phồng tôm
- Bánh phồng tôm được chiên bằng dầu, lượng dầu phải nhiều, đợi dầu thật nóng mới cho bánh vào và đảo liên tục để bánh được chín vàng đều 2 bên, tránh tình trạng bị khét.
- Ngoài cách chiên dầu thì bánh phông tôm có thể rang bằng cát, cách này ít người biết song cũng được yêu thích vì hạn chế được dầu mỡ. Cát được sàng lọc, rửa thật sạch sau đó cho vào chảo, làm nóng. Cho một ít dầu ăn vào cát rồi cho bánh phồng tôm vào. Bánh vẫn đạt được độ phồng, tơi xốp mà không bị ngập dầu.


Thường thức bánh phồng tôm Sa Giang
- Bánh phồng tôm Sa Giang thường được các vị khách ăn vào những lúc buồn miệng. Từng miếng bánh phồng cắn một miếng cảm nhận được độ giòn xốp. Bánh có vị ngọt tự nhiên, béo béo, thêm chút cay nồng của tiêu và vị thơm đặc trưng của tôm khiến thực khách cứ ăn mãi không thể ngừng tay.
- Không chỉ vậy, bánh phồng tôm Sa Giang còn là lựa chọn lý tưởng để ăn kèm các loại gỏi. Gỏi được cho lên bánh phồng tôm rồi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự kết hợp độc đáo mà vô cùng hấp dẫn.
Thưởng thức bánh phồng tôm Sa Giang một lần người ta mới hiểu hết được tại sao loại bánh này lại được yêu thích đến vậy. Từng gói bánh nhỏ nhắn, đơn sơ ấy lại gói gọn hương vị đặc trưng của mảnh đất Đồng Tháp với biết bao điều thú vị. Ghé đến xứ sở của hoa sen, đừng quên mua bánh phồng tôm Sa Giang về làm quà cho người thân và bạn bè.